Yamaha Exciter 150 là dòng xe mới ra của Yamaha Việt Nam, một dòng xe nâng cấp đáng giá của dòng xe Exciter. Nếu để ý các bạn sẽ thấy trên đồng hồ của xe Exciter 150 có một điểm mới đó là vòng đo tua máy, hay còn gọi là đồng hồ tua, đơn vị là RPM(“Revolutions-Per-Minute” hay “Rounds-Per-Minute“) chỉ số vòng quay mỗi phút của động cơ xe. Các đời Exciter trước đây không có và những chiếc xe phổ thông khác cũng không nên nhiều anh em sẽ chưa hiểu nó là gì và dùng để làm gì nên hôm nay mình xin chia sẻ với anh em một chút khái niệm về nó.
Đồng hồ vòng tua dùng để chỉ số vòng quay mỗi phút của động cơ. Ví dụ đang chạy xe mà nó chỉ tới con số 4 có nghĩa là động cơ đang quay với tốc độ 4.000 vòng trên phút (hay 4.000 RPM). Số RPM càng cao thì xe chạy càng nhanh hoặc là càng bốc. Số RPMtối đa của mỗi xe máy có thể là 10.000, 12.000 hoặc thậm chí là 14.000RPM nhưng các xe ở Việt Nam thường không đạt được tới mức đó vì đã bị nhà sản xuất hãm tua ngay từ trong nhà máy để đảm bảo vấn đề an toàn và nhiều vấn đề khác. Ví dụ như Exciter 150có RPM cao nhất là 12.000RPM nhưng chắc chắn nếu là xe zin thì bạn chỉ có thể kéo lên tối đa là 10.000 RPM mà thôi vì nó bị giới hạn ở mức đó (chạm mức đỏ Red-Line). Đó là lý do nhiều người đi gắn IC độ để phá bỏ giới hạn hãm tua này, kéo lên tối đa luôn.
Ý nghĩa của vòng tua
- Vòng tua chính là vòng quay của động cơ, khi động cơ quay càng nhanh, tức vòng tua cao, thì nó sẽ sản sinh ra nhiều lực hơn, giúp xe chạy nhanh hơn hoặc bốc hơn.
- Ví dụ khi chạy xe ở số 1, vòng tua sẽ rất cao, gần như là cao nhất vì lúc này xe cần có lực kéo lớn để khởi động hoặc đề pa từ 0 km/h. Khi chuyển sang các số cao hơn như 2, 3, 4… thì vòng tua sẽ giảm xuống vì đơn giản là lúc này xe của bạn đã có trớn, có thể chạy tiếp mà không cần phải có nhiều lực kéo nữa.
- Vòng tua càng cao thì máy càng gầm (vì động cơ quay quá nhanh) và ngược lại, vòng tua càng thấp thì máy càng êm.
Về tốc độ và lực kéo (momen xoắn):
Hai yếu tố này tăng theo RPM nhưng không tỷ lệ thuận với nó. Đối với dải RPM của một chiếc xe máy, sẽ có một thời điểm mà tại đó vận tốc có thể đạt mức cao nhất và một thời thời điểm mà tại đó momen xoắn đạt mức đỉnh điểm. Ví dụ như Exciter 150 có thông số15.4 PS @ 8,500 vòng/phút nghĩa là công suất cực đại (vận tốc tối đa) của xe sẽ đạt được là 15,4 PS tại vòng tua máy 8.500 RPM, mặc dù vòng tua tối đa của xe lên tới14.000 RPM. Vượt qua mức này thì công suất sẽ bắt đầu giảm xuống mặc dù RPM vẫn còn tiếp tục tăng. Hay Momen xoắn13,8 Nm @ 7.000 vòng/phút nghĩa là xe sẽ có lực kéo lớn nhất tại vòng tua 7.000 RPM, lớn hơn 7.000 RPM thì lực kéo sẽ bắt đầu giảm.
Lấy ví dụ như hình bên dưới, đây là biểu đồ hiển thị công suất và momen xoắn của chiếcDucati Monster 1100. Biểu đồ hai đường thẳng (đường màu đỏ chi công suất HP, đường màu xanh là momen xoắn) luôn có hình dạng dấu ^, nhìn hình ta thấy công suất đạt mức đỉnh điểm tại vòng tua 7.500 RPM còn momen xoắn đạt mức cao nhất tại 5.750 RPM. Sau mức này cả hai sẽ giảm xuống chứ không tiếp tục tăng
Hiểu vòng tua để làm gì?
Nhìn vào số vòng tua, ta có thể đoán biết xe có đang bị vấn đề hay không: Ví dụ lúc bình thường xe chạy ổn định ở 4.000 RPM, hôm nay tự dưng chiếc xe cứ chạy ở mức 6.000RPM hoặc hơn mặc dù cùng cấp số cùng tốc độ, hoặc là RPM thấp hơn bình thường, thì lúc đó bạn sẽ biết chiếc xe của mình đang gặp phải vấn đề gì đó về xăng gió, garanty, nhông sên dĩa…
Biết cách sang số ngọt ngào và đúng thời điểm để đạt được vận tốc cao nhất: thông thường người ta sẽ sang số tại thời điểm xe đạt momen xoắn cao nhất, ví dụ như Exciter 150 xoắn cao nhất ở mức 7.000 RPM thì khi đồng hồ tua nhảy tới 7.000 bạn nên sang số cao hơn. Lúc đó chiếc xe sẽ nhận được lực đẩy lớn nhất từ động cơ và tăng tốc một cách hiệu quả hơn. Nếu sang số một cách vô chừng, ví dụ như mới 3.000 RPM mà đã sang số thì xe sẽ chạy khá ì ạch, không thể đạt được vận tốc cao nhất được.
Trên đây là một số khái niệm rất cơ bản về vòng tua máy. Thật ra bạn không nên quá chú tâm vào nó vì chỉ cần sử dụng xe một thời gian là có thể hiểu nó được ngay. Lúc chạy xe thì cũng nên nhìn đường nhiều hơn là nhìn vào cái đồng hồ tua này:D Khi đã chạy thuần thục rồi thì chỉ cần cảm nhận ga và tốc độ và có thể sang số luôn chứ không cần phải nhìn vào đồng hồ tua nữa.
Mọt sách tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.