Việc sử dụng một chiếc xe côn tay cho thuần thục ngoài những kỹ năng cơ bản và thực hành tốt người lái còn phải quan tâm đến những lưu ý tuy nhỏ nhưng rất quan trọng trong quá trình điều khiển xe.
So với xe tay ga hay xe số tự động, cách vận hành của xe côn tay mang nhiều kỹ năng và đòi hỏi người lái phải hiểu rõ, cũng như thực hiện sao cho an toàn và hiệu quả. Dưới đây là những điều mà người lái xe côn tay nên kiểm tra và chuẩn bị trước khi lăn bánh.
1. Chuyển về số 0 trước khi khởi động
Trước khi bắt đầu khởi động thì người lái nên đề máy cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút đồng hồ. Nguyên nhân là vì sau một khoảng thời gian không chạy (thường là từ đêm tới sáng hoặc lâu hơn), phần lớn dầu trong xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xy lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, nếu vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng. Ngoài ra, việc đưa về số 0 hay còn gọi là số mo N khi đang vận hành hay chuẩn bị dừng đèn đỏ không giúp tiết kiệm nhiên liệu nhưng lại khiến quán tính của xe tăng lên đột ngột, khó kiểm soát tốc độ. Đặc biệt là trường hợp về số 0 khi xuống dốc, khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, cả phanh trước và phanh sau sẽ không thể phanh hiệu quả, an toàn mà thường bị lếch bánh, nguy cơ tai nạn rất cao. Do đó, người lái chỉ cần phanh vừa nhẹ và tránh lạm dụng đưa về số 0.
2. Nhả côn và lên ga chậm rãi
Theo kinh nghiệm của nhiều người lái xe côn tay, để sang số thì cần phải cắt côn, nghĩa là phải bóp hết côn vào; bởi vì khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa tay ga và tay côn giúp việc sang số diễn ra dễ dàng. Người lái chỉ khi thực hiện đúng thao tác “nhả côn lên ga”, tức là giảm ga và cắt côn nhanh, tiếp đến sang số và nhả côn từ từ kết hợp tăng ga, thì côn mới không bị mài mòn, kéo tay ga êm hơn và tránh bị ì. Bên cạnh đó, khi gặp đoạn đường xấu, người lái nên cắt côn tùy lúc để tránh xe bị giằng hay giật bất ngờ; khi vượt chướng ngại vật trong phố đông người thì cũng nên rà côn sao cho an toàn.
3. Vào số nào thì đi vận tốc đó
Trong quá trình điều khiển, nếu xe chưa đạt đủ tốc độ cần thiết mà người lái đã vào số lớn thì dễ làm cho xe bị ì và không thể tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, người lái cần tạo đà cho xe bằng cách bóp nhẹ côn vẫn giữ ga vài giây và buông, lúc đó xe sẽ bóc vọt lên phù hợp với tốc độ bị thiếu, nếu ko đủ lực thì phải về lại số.
Khi về số không phù hợp với tốc độ đang chạy thì xe sẽ có tiếng kêu. Ví dụ như xe đang chạy với tốc độ 50km/h mà trả về số 4 hoặc 3 thì sẽ bị kêu, cho nên muốn về số 4 hoặc 3 thì phải giảm ga hạ tốc độ xe còn 40km/h khi về số 4, 30km/h đối với số 3 và tương tự cho các cấp số khác. Khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa sang số và tốc độ xe. Cụ thể là: số 1 tương ứng với tốc độ 5 – 10km/h, số 2: 10 – 20km/h, số 3: 20 – 30km/h, số 4: 30 – 40km/h, số 5: 40-50km/h, số 6: trên 50km/h… 4. Không bóp côn trước khi phanh
4. Không bóp côn trước khi phanh
Theo lời khuyên từ các chuyên gia kỹ thuật, khi xe đã chạy và việc chuyển số ổn định, thì người lái nên buông tay côn ra hoàn toàn, vì nếu cứ giữ tay côn trong nhiều lần sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh bóp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng. Người lái xe cần đạp phanh trước, sau đó mới bóp côn. Tương tự khi vào đoạn cua, không bóp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc bị gằn. Lưu ý, khi bóp phanh thì nên thực hiện cùng lúc cả phanh trước và sau để tránh xe không bị chúi đầu hoặc giật người nếu chỉ dùng phanh trước hoặc sau.
5. Đề pa hợp lý
Khi đề pa, lưu ý không nhả côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, người lái phải lên ga tầm vòng tua máy 1.500 – 2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều ga giúp xe lăn bánh. Khi xe đạt được tốc độ thì nhả hết côn, để thoải mái mà chuyển số giúp xe chạy bốc hơn, mạnh và nhanh hơn.
6. Kiểm soát tốc độ và nhìn đường
Thực hiện đúng những nguyên lý hoạt động cơ bản giữa tay côn, tay ga và phanh trước sau nhịp nhàng, nghĩa là người lái đã tuân thủ đúng cách điều khiển của xe tay côn nhưng tốc độ và sự quan sát là điều mà nhiều biker không nên bỏ qua. Ở mỗi đoạn đường, địa hình khác nhau thì người lái nên điều chỉnh tay ga vừa phải, tay côn cũng giảm thiểu được số lần vào nhả giúp động cơ xe không chịu nén cao, đồng thời kết hợp quan sát tốt qua gương chiếu hậu để tránh hiện tượng phanh gấp hay trả số nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng côn và phanh về sau này.
Nguồn: cafeauto
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.