Bạn muốn mức lương 2020 của mình là bao nhiêu?
Nghiên cứu cho thấy phần lớn chủ doanh nghiệp chỉ đồng ý tăng lương nếu người lao động chủ động đề cập và tỏ ra kiên quyết trong quá trình thương lượng.
Bên cạnh đó, các nhà tâm lý của Đại học Temple và Đại học George Mason tại Mỹ, sau khi phỏng vấn 149 người lao động mới được tuyển dụng để tìm hiểu chiến thuật hiệu quả nhất trong nỗ lực đàm phán mức lương, cũng chỉ ra rằng những người lảng tránh thảo luận về lương trong các buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng hoặc họp đánh giá nhân viên hầu như hiếm khi được tăng lương.
Vậy giải pháp là: Đừng chờ đợi nữa! Hãy đề xuất tăng lương và nhận thêm công việc mới phù hợp với giá trị của bạn.
Không đợi đến khi muốn tăng lương người lao động mới cần hiểu được giá trị bản thân. Trách nhiệm của mọi nhân viên là biết mình phụ trách công việc nào và khả năng của mình sẽ mang lại những gì cho công ty.
Tuy nhiên, yêu cầu hiểu đủ và đúng về giá trị bản thân cũng như biết bạn xứng đáng được trả công ra sao lại cực kỳ quan trọng trong các tình huống trao đổi về lương bổng, đặc biệt là tăng lương.
Trước hết, hãy nghiên cứu kỹ càng thông tin, tự xét xem “tôi là ai” giữa thị trường nhân lực. Ngành nghề và lĩnh vực công việc bạn đang theo đuổi có mức lương thế nào, chuyên môn và kỹ năng của bạn đang được định giá ra sao.
Tiếp đến rà soát lại mọi biểu hiện, quá trình và thành tích làm việc thực tế của mình tại công ty.
Sự có mặt của bạn có là mắt xích trong toàn bộ vận hành của tổ chức?
Công ty này cần bạn vì điều gì? Bạn luôn xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ và đạt những kết quả đáng tưởng thưởng?
Khi đã biết rõ những điều này, bạn có thể nghĩ đến chuyện tìm kiếm mức lương tốt hơn cho một tương lai lâu dài hơn.
Tự tin đề xuất tăng lương, dù được hay không thì bạn cũng hiểu sâu sắc hơn về giá trị hiện có của bản thân.
CẢM ƠN BẠN ĐÃ ĐỌC QUA BÀI VIẾT