Yamaha Exciter 150 là dòng xe mới ra của Yamaha Việt Nam, một dòng xe nâng cấp đáng giá của dòng xe Exciter. Nếu để ý các bạn sẽ thấy trên đồng hồ của xe Exciter 150 có một điểm mới đó là vòng đo tua máy, hay còn gọi là đồng hồ tua, đơn vị là RPM(“Revolutions-Per-Minute” hay “Rounds-Per-Minute“) chỉ số vòng quay mỗi phút của động cơ xe. Các đời Exciter trước đây không có và những chiếc xe phổ thông khác cũng không nên nhiều anh em sẽ chưa hiểu nó là gì và dùng để làm gì nên hôm nay mình xin chia sẻ với anh em một chút khái niệm về nó.
Kiếm tiền trên Youtube, đâu phải chuyện dễ dàng gì
Mọi người trẻ đang nghiên cứu kiếm tiền trên You Tube, bản thân tôi cũng vậy. Tôi đang nghiên cứu và hy vọng kiếm được vài đô là từ nó
Các lưu ý quan trọng khi vận hành xe côn tay
Việc sử dụng một chiếc xe côn tay cho thuần thục ngoài những kỹ năng cơ bản và thực hành tốt người lái còn phải quan tâm đến những lưu ý tuy nhỏ nhưng rất quan trọng trong quá trình điều khiển xe.
Đồng hồ vòng tua máy (RPM) trên motor phân khối lớn để làm gì?
Đọc thông số kỹ thuật của xe côn tay, một trong những yếu tố được nhắc đến đầu tiên đó chính là vòng tua máy. Cùng khám phá ý nghĩa của vòng tua máy và đồng hồ vòng tua máy.
8 điều lưu ý khi sử dụng xe Exciter
Exciter dòng xe nổi bật trong các dòng xe số tầm trung xuất hiện từ đầu năm 2006 đặc biệt khi có thêm phiên bản tay côn, dòng xe này đã chiếm ngôi vương trong phân khúc dòng xe tay côn tầm trung .
Tổng hợp 5 điều quan trọng khi đi exciter.
Mình cũng mới mua xe thôi. Về tự tập xíu là biết đi, rất ít khi chết máy. Rồi dần dần rút ra kinh nghiệm ko còn tắt máy nữa nên mang lên chia sẽ cùng ae. sau đây là 5 điều cần lưu ý có gì sai sót mong đừng chém.
Thứ 1 xe côn khó nhất với người mới biết đi là vào số 1. Khi xe chạy rồi thì vào các số sau rất dễ mà ko lo chết máy. Để vào số 1 với những bạn mới tập đi thì hãy làm như sau. Theo như xe mình bóp hết côn, nhả khoảng 1/3 tay côn là ko có tác dụng gì. 2/3 còn lại nhả ra - ga vào thì xe mới bắt đầu chuyển bánh. Các bạn nên tập nghe tiếng máy. Máy rú thì giảm ga mà máy yếu kêu ọc ọc thì tăng ga. Theo như mình nói đầu tiên bóp hết côn. Vào số 1. Nhả 1/3 tay côn. Sau đó nhả tiếp thật là chậm cũng với việc ga vào cũng cực nhẹ. Cảm nhận việc xe bắt đầu hơi di chuyển. Tiếp tục nhả côn và vào ga. Mới tập đi nên các bạn phải làm như vậy nếu ko nhả côn nhanh quá sẽ chết máy. Khi đi quen rồi thì thao tác sẽ nhanh hơn
Thứ 2 các bạn mới đi cũng khó biết cách về N khi dừng đèn đỏ hoặc dừng xe. Các bạn nên dựng chân chống giữa (ko phải chân chống bên nhé) để bánh sau ko chạm đất. Sau đó leo lên xe và tập vào số N. 1 cách để vào N rất dễ với những ai chưa quen là về số 2. Sau đó nhấc chân ra khỏi chỗ để chân. Mũi chân hơi hướng xuống 1 chút. Giậm 1 cái (ko cần mạnh quá đâu) thì khi đó lòng bàn chân chạm vào chỗ để chân thì mũi chân cũng chỉ giẫm 1/2 số để từ 2 về N bởi mũi chân hới hướng xuống 1 chút chứ ko xuống hẳn
Thứ 3 là trường hợp mà cũng rất nhiều người chết máy khi mới tập đi. Đó là đến đoạn đường cua, hay đến đường giao nhau gặp các xe khác chúng ta phải giảm tốc độ. Nếu tốc độ xuống thấp quá mà ta ko về số nhỏ thì xe sẽ bị giựt giựt và chết máy. Để tránh việc này ta phải luôn ghi nhớ rằng tốc độ nào đi số nấy
Với số 1 thì khoảng 0 - 15 km/h
Với số 2 thì khoảng 15- 25 km/h
Với số 3 thì khoảng 25 - 40km/h
Với số 4 thì khoảng trên 35 - 60 km/h
Với số 5 thì khoảng trên 50m km/h trở lên
Số lượng trên mình chỉ ước lượng thôi nha ae.
Lưu ý rằng tốc độ nhỏ nhất với mỗi số mình nói ở trên là tốc độ nhỏ nhất mà xe có thể vẫn hoạt động được khi đi 1 người. Nếu nhỏ hơn tốc độ trên xe sẽ chết máy. Với số 2 thì chỉ cần xe vẫn lăn bánh dù là rất chậm (lăn theo quán tính thôi) và các bạn đã giảm hết ga thì vẫn ko lo chết máy và có thể ga lên đi tiếp nhưng lưu ý là phải bóp côn khi xe lăn bánh theo quán tính như vậy nhé, mún đi tiếp thì nhả côn, ga lên. Còn tốc độ cao nhất với mỗi số ở trên là tốc độ mà bạn nên lên số khi đạt vận tốc ý nếu ko máy sẽ rú to hơn
Khi đi trên đường nếu phải giảm tốc độ, với người đi quen thì có thể cảm nhận tốc độ này đi với số mấy. Với người chưa quen thì các bạn nên liếc đồng hồ xem tốc độ đang là bn. Từ đó để về số cho phù hợp
Thứ 4 là trường hợp mà nhiều người cũng có thể chết máy. Đó là lên dốc, nhất là đèo 2, hoặc xe đang dừng ngay chân dốc hoặc giữa dốc mà dốc lại quá cao. Với dốc thấp thì mình ko nói. Chỉ cần ga mạnh chút là được. Mình sẽ nói với trường hợp dốc cao và nhất là khi đang đi 2 người nhé
TH1: đang đi và biết trước có dốc, xe đèo 2 và dốc khá cao. Giảm dần tốc độ để về số khi đi đến gần chân dốc. Với dốc càng cao thì sẽ về số càng thấp. Số 3 cũng có thể lên dốc nếu dốc vừa phải khoảng dưới 30 độ. Dốc hơi cao tốt nhất nên về số 2 khi ta đèo 2. Số 1 thì có lẽ dốc quá cao thôi. Sau khi giảm tốc độ và về số, xe cũng vừa trôi đến chân dốc thì cũng là lúc ta bắt đầu nhả côn và ga lên. Xe bắt đầu lên dốc thì ta lại ga thêm chút nữa. Nói chung là trong lúc lên dốc ta cứ nhích dần tay ga thêm 1 chút cho máy khỏe lên để leo dốc cho tốt. Chú ý nghe tiếng máy đừng ga mạnh quá để máy quá rú. Cũng ko được ga nhẹ quá để máy kêu ọc ọc nếu ko sẽ chết máy. Nếu thấy máy yếu kêu ọc ọc phải ga mạnh hơn
TH2: Xe đang dừng và trước mặt là dốc cao (chẳng hạn nhà ai dưới dốc thì khi mún dắt xe ra khỏi nhà phải lên dốc), ko có đà xe đang đi như TH1. Ta khởi động máy như bình thường và vào số 1. Ga mạnh để xe vượt dốc. Khi bánh sau vượt qua dốc rồi mới được nhả ga. Việc này ko có gì là khó nếu con dốc dẫn ra đường chính là đường lớn. Nếu là đường trong ngõ, nhỏ và hẹp lại ko có tầm nhìn thì cần phải lưu ý 2 điều.
Thứ nhất phải cẩn thận tránh trường hợp vừa phi lên dốc ra đường thì có xe đi đến đâm vào mình. Có thể nhờ người đứng trên dốc nhìn hộ hoặc ta ra nhìn đường trước rồi mới xuống cho xe ra. Thứ 2 là bên kia đường là nhà người khác. Đây lại là đường ngõ nên nhỏ, đường chỉ rộng hơn chiều dài cái xe 1 chút. Vì vậy để tránh trường hợp ga quá mạnh và đâm vào nhà bên kia đường trước khi vượt dốc phải chuẩn bị sẵn tinh thần bóp phanh trước (phanh bên tay ga) và bóp côn. Sau khi lên dốc sau bóp phanh, nhả ga để xe dừng.
Tại sao lại là phanh trước mà ko phải phanh chân ?. Bởi xe đang dừng, ko có đà. Xe mới xuất phát nên ta phải chống 2 chân giữ thăng bằng. Và cũng là tránh trường hợp nếu chết máy giữa chừng khi lên dốc thì chống chân kịp nếu ko sẽ ngã. Và bóp phanh trước cũng an toàn hơn bởi bánh trước sẽ dừng lại tức thì. Bóp phanh sau xe vẫn có thể bị rê đi và đâm nhẹ vào nhà người ta
TH3. Xe bị chết máy giữa dốc. Nếu đang đèo 2 thì bạn phải bảo người ngồi sau xuống xe để bạn có thể lên dốc 1 cách dễ dàng nhất.
Đầu tiên bóp phanh tay để chống 2 chân. Khởi động lại máy và vào số 1. Cố gắng giữ thăng bằng xe bằng 1 chân còn chân kia giẫm chân phanh. Bỏ phanh tay để thuận tiên cho việc vặn tay ga. Bắt đầu nhả côn và ga lên như khi khởi động xe để đi. Nhưng lưu ý là ko được nhả hết côn. Vẫn giữ 1 chút côn. Vì xe chưa đi nên nếu nhả hết côn sẽ chết máy (nghe tiếng máy ọc ọc là bít). Vặn tay ga lớn hơn so với bt để xe rú lên. Cùng lúc đó nhả chân phanh từ từ để xem xe vọt lên được chưa. Tránh nhả chân phanh nhanh để nếu sẽ chưa đủ độ vọt dốc thì xe sẽ bị trôi ngược
Thứ 5 là 1 điều cũng khá quan trọng. Đó là khi nào cần dùng côn và khi nào ko cần dùng côn. Khi đi trên đường, ngoài việc côn dùng để vào số thì trước khi dừng đèn đỏ hay dừng xe...thì ta có thể cắt côn (âm côn) để xe trôi tự do theo quán tính, giúp ta tiết kiệm xăng. Ta cũng có thể âm côn khi trôi dốc nhưng tốt nhất ko nên làm vậy. Nếu làm vậy thì bạn phải bóp phanh. Tránh trường hợp xe trôi nhanh quá mà gặp chướng ngại vật ta phanh gấp sẽ bị ngã. Ta có thể nhả hết ga để xe trôi nhưng ko âm côn để xe tự phanh bằng số là được, như vậy xe sẽ trôi chậm hơn và ko cần dùng phanh. Và 1 trường hợp khá là quan trọng nữa đó là nếu đang tham gia giao thông và đang đi khá nhanh bỗng phải phanh gấp ta có nên bóp côn ko?.
Xin khuyên các bạn là ko. Bởi bóp côn sẽ làm cho xe trôi nhanh hơn do ko có cái gì cản cả. Như vậy khi bạn dùng phanh ắt hẳn bánh xe sẽ rê khá nhiều. Còn nếu bạn ko bóp côn và giảm ga. Khi đó động cơ ko nhận được xăng cũng như là năng lượng nữa dẫn đến máy ko tạo thêm lực đẩy cho xe mà ngược lại còn làm cho xe chạy chậm đi nhờ phanh số (như mình đã nói ở việc thả trôi dốc bên trên). Khi đó phanh số kết hợp với phanh chân và phanh tay sẽ giúp bạn an toàn hơn. Nếu bạn bảo: ko bóp côn mà giảm tốc độ xe chết máy thì sao?. Thì mình sẽ trả lời thế này: Dù bạn đang đi với số 4 hoặc số 5 thì tốc độ xe cũng phải giảm xuống khoảng 15-20 km/h xe mới chết máy. Trước khi xe chết máy nó còn kêu ọc ọc và xe sẽ hơi giật giật.
Khi đó chính là lúc bạn bóp côn. Có thể hiểu đơn giản là ntn. Bạn cần phanh gấp và bạn ko nhả côn, phanh bằng số + phanh chân + phanh tay để giảm tốc độ xe đã và tránh việc xe bị rê bánh nhiều. Sau đó khi xe chậm lại rồi thì mới bóp côn. Như vậy an toàn hơn là bạn bóp côn ngay từ đầu. Và kể cả lỡ xe có chết máy do ko bóp côn thì khi đó tốc độ xe cũng cực chậm rồi nên ko lo bị văng khỏi xe hay tn cả. Và việc xe chết máy dù hại xe những cũng ko thể quan trọng bằng sự an toàn của bạn được. Xe hỏng có thể sửa nhưng người hỏng thì khó khăn đấy :D.
Vài kinh nghiệm bản thân chia sẽ cùng ae, mong ae góp ý thêm. chúc anh chị em chạy xe luôn tốt!
Thứ 1 xe côn khó nhất với người mới biết đi là vào số 1. Khi xe chạy rồi thì vào các số sau rất dễ mà ko lo chết máy. Để vào số 1 với những bạn mới tập đi thì hãy làm như sau. Theo như xe mình bóp hết côn, nhả khoảng 1/3 tay côn là ko có tác dụng gì. 2/3 còn lại nhả ra - ga vào thì xe mới bắt đầu chuyển bánh. Các bạn nên tập nghe tiếng máy. Máy rú thì giảm ga mà máy yếu kêu ọc ọc thì tăng ga. Theo như mình nói đầu tiên bóp hết côn. Vào số 1. Nhả 1/3 tay côn. Sau đó nhả tiếp thật là chậm cũng với việc ga vào cũng cực nhẹ. Cảm nhận việc xe bắt đầu hơi di chuyển. Tiếp tục nhả côn và vào ga. Mới tập đi nên các bạn phải làm như vậy nếu ko nhả côn nhanh quá sẽ chết máy. Khi đi quen rồi thì thao tác sẽ nhanh hơn
Thứ 2 các bạn mới đi cũng khó biết cách về N khi dừng đèn đỏ hoặc dừng xe. Các bạn nên dựng chân chống giữa (ko phải chân chống bên nhé) để bánh sau ko chạm đất. Sau đó leo lên xe và tập vào số N. 1 cách để vào N rất dễ với những ai chưa quen là về số 2. Sau đó nhấc chân ra khỏi chỗ để chân. Mũi chân hơi hướng xuống 1 chút. Giậm 1 cái (ko cần mạnh quá đâu) thì khi đó lòng bàn chân chạm vào chỗ để chân thì mũi chân cũng chỉ giẫm 1/2 số để từ 2 về N bởi mũi chân hới hướng xuống 1 chút chứ ko xuống hẳn
Thứ 3 là trường hợp mà cũng rất nhiều người chết máy khi mới tập đi. Đó là đến đoạn đường cua, hay đến đường giao nhau gặp các xe khác chúng ta phải giảm tốc độ. Nếu tốc độ xuống thấp quá mà ta ko về số nhỏ thì xe sẽ bị giựt giựt và chết máy. Để tránh việc này ta phải luôn ghi nhớ rằng tốc độ nào đi số nấy
Với số 1 thì khoảng 0 - 15 km/h
Với số 2 thì khoảng 15- 25 km/h
Với số 3 thì khoảng 25 - 40km/h
Với số 4 thì khoảng trên 35 - 60 km/h
Với số 5 thì khoảng trên 50m km/h trở lên
Số lượng trên mình chỉ ước lượng thôi nha ae.
Lưu ý rằng tốc độ nhỏ nhất với mỗi số mình nói ở trên là tốc độ nhỏ nhất mà xe có thể vẫn hoạt động được khi đi 1 người. Nếu nhỏ hơn tốc độ trên xe sẽ chết máy. Với số 2 thì chỉ cần xe vẫn lăn bánh dù là rất chậm (lăn theo quán tính thôi) và các bạn đã giảm hết ga thì vẫn ko lo chết máy và có thể ga lên đi tiếp nhưng lưu ý là phải bóp côn khi xe lăn bánh theo quán tính như vậy nhé, mún đi tiếp thì nhả côn, ga lên. Còn tốc độ cao nhất với mỗi số ở trên là tốc độ mà bạn nên lên số khi đạt vận tốc ý nếu ko máy sẽ rú to hơn
Khi đi trên đường nếu phải giảm tốc độ, với người đi quen thì có thể cảm nhận tốc độ này đi với số mấy. Với người chưa quen thì các bạn nên liếc đồng hồ xem tốc độ đang là bn. Từ đó để về số cho phù hợp
Thứ 4 là trường hợp mà nhiều người cũng có thể chết máy. Đó là lên dốc, nhất là đèo 2, hoặc xe đang dừng ngay chân dốc hoặc giữa dốc mà dốc lại quá cao. Với dốc thấp thì mình ko nói. Chỉ cần ga mạnh chút là được. Mình sẽ nói với trường hợp dốc cao và nhất là khi đang đi 2 người nhé
TH1: đang đi và biết trước có dốc, xe đèo 2 và dốc khá cao. Giảm dần tốc độ để về số khi đi đến gần chân dốc. Với dốc càng cao thì sẽ về số càng thấp. Số 3 cũng có thể lên dốc nếu dốc vừa phải khoảng dưới 30 độ. Dốc hơi cao tốt nhất nên về số 2 khi ta đèo 2. Số 1 thì có lẽ dốc quá cao thôi. Sau khi giảm tốc độ và về số, xe cũng vừa trôi đến chân dốc thì cũng là lúc ta bắt đầu nhả côn và ga lên. Xe bắt đầu lên dốc thì ta lại ga thêm chút nữa. Nói chung là trong lúc lên dốc ta cứ nhích dần tay ga thêm 1 chút cho máy khỏe lên để leo dốc cho tốt. Chú ý nghe tiếng máy đừng ga mạnh quá để máy quá rú. Cũng ko được ga nhẹ quá để máy kêu ọc ọc nếu ko sẽ chết máy. Nếu thấy máy yếu kêu ọc ọc phải ga mạnh hơn
TH2: Xe đang dừng và trước mặt là dốc cao (chẳng hạn nhà ai dưới dốc thì khi mún dắt xe ra khỏi nhà phải lên dốc), ko có đà xe đang đi như TH1. Ta khởi động máy như bình thường và vào số 1. Ga mạnh để xe vượt dốc. Khi bánh sau vượt qua dốc rồi mới được nhả ga. Việc này ko có gì là khó nếu con dốc dẫn ra đường chính là đường lớn. Nếu là đường trong ngõ, nhỏ và hẹp lại ko có tầm nhìn thì cần phải lưu ý 2 điều.
Thứ nhất phải cẩn thận tránh trường hợp vừa phi lên dốc ra đường thì có xe đi đến đâm vào mình. Có thể nhờ người đứng trên dốc nhìn hộ hoặc ta ra nhìn đường trước rồi mới xuống cho xe ra. Thứ 2 là bên kia đường là nhà người khác. Đây lại là đường ngõ nên nhỏ, đường chỉ rộng hơn chiều dài cái xe 1 chút. Vì vậy để tránh trường hợp ga quá mạnh và đâm vào nhà bên kia đường trước khi vượt dốc phải chuẩn bị sẵn tinh thần bóp phanh trước (phanh bên tay ga) và bóp côn. Sau khi lên dốc sau bóp phanh, nhả ga để xe dừng.
Tại sao lại là phanh trước mà ko phải phanh chân ?. Bởi xe đang dừng, ko có đà. Xe mới xuất phát nên ta phải chống 2 chân giữ thăng bằng. Và cũng là tránh trường hợp nếu chết máy giữa chừng khi lên dốc thì chống chân kịp nếu ko sẽ ngã. Và bóp phanh trước cũng an toàn hơn bởi bánh trước sẽ dừng lại tức thì. Bóp phanh sau xe vẫn có thể bị rê đi và đâm nhẹ vào nhà người ta
TH3. Xe bị chết máy giữa dốc. Nếu đang đèo 2 thì bạn phải bảo người ngồi sau xuống xe để bạn có thể lên dốc 1 cách dễ dàng nhất.
Đầu tiên bóp phanh tay để chống 2 chân. Khởi động lại máy và vào số 1. Cố gắng giữ thăng bằng xe bằng 1 chân còn chân kia giẫm chân phanh. Bỏ phanh tay để thuận tiên cho việc vặn tay ga. Bắt đầu nhả côn và ga lên như khi khởi động xe để đi. Nhưng lưu ý là ko được nhả hết côn. Vẫn giữ 1 chút côn. Vì xe chưa đi nên nếu nhả hết côn sẽ chết máy (nghe tiếng máy ọc ọc là bít). Vặn tay ga lớn hơn so với bt để xe rú lên. Cùng lúc đó nhả chân phanh từ từ để xem xe vọt lên được chưa. Tránh nhả chân phanh nhanh để nếu sẽ chưa đủ độ vọt dốc thì xe sẽ bị trôi ngược
Thứ 5 là 1 điều cũng khá quan trọng. Đó là khi nào cần dùng côn và khi nào ko cần dùng côn. Khi đi trên đường, ngoài việc côn dùng để vào số thì trước khi dừng đèn đỏ hay dừng xe...thì ta có thể cắt côn (âm côn) để xe trôi tự do theo quán tính, giúp ta tiết kiệm xăng. Ta cũng có thể âm côn khi trôi dốc nhưng tốt nhất ko nên làm vậy. Nếu làm vậy thì bạn phải bóp phanh. Tránh trường hợp xe trôi nhanh quá mà gặp chướng ngại vật ta phanh gấp sẽ bị ngã. Ta có thể nhả hết ga để xe trôi nhưng ko âm côn để xe tự phanh bằng số là được, như vậy xe sẽ trôi chậm hơn và ko cần dùng phanh. Và 1 trường hợp khá là quan trọng nữa đó là nếu đang tham gia giao thông và đang đi khá nhanh bỗng phải phanh gấp ta có nên bóp côn ko?.
Xin khuyên các bạn là ko. Bởi bóp côn sẽ làm cho xe trôi nhanh hơn do ko có cái gì cản cả. Như vậy khi bạn dùng phanh ắt hẳn bánh xe sẽ rê khá nhiều. Còn nếu bạn ko bóp côn và giảm ga. Khi đó động cơ ko nhận được xăng cũng như là năng lượng nữa dẫn đến máy ko tạo thêm lực đẩy cho xe mà ngược lại còn làm cho xe chạy chậm đi nhờ phanh số (như mình đã nói ở việc thả trôi dốc bên trên). Khi đó phanh số kết hợp với phanh chân và phanh tay sẽ giúp bạn an toàn hơn. Nếu bạn bảo: ko bóp côn mà giảm tốc độ xe chết máy thì sao?. Thì mình sẽ trả lời thế này: Dù bạn đang đi với số 4 hoặc số 5 thì tốc độ xe cũng phải giảm xuống khoảng 15-20 km/h xe mới chết máy. Trước khi xe chết máy nó còn kêu ọc ọc và xe sẽ hơi giật giật.
Khi đó chính là lúc bạn bóp côn. Có thể hiểu đơn giản là ntn. Bạn cần phanh gấp và bạn ko nhả côn, phanh bằng số + phanh chân + phanh tay để giảm tốc độ xe đã và tránh việc xe bị rê bánh nhiều. Sau đó khi xe chậm lại rồi thì mới bóp côn. Như vậy an toàn hơn là bạn bóp côn ngay từ đầu. Và kể cả lỡ xe có chết máy do ko bóp côn thì khi đó tốc độ xe cũng cực chậm rồi nên ko lo bị văng khỏi xe hay tn cả. Và việc xe chết máy dù hại xe những cũng ko thể quan trọng bằng sự an toàn của bạn được. Xe hỏng có thể sửa nhưng người hỏng thì khó khăn đấy :D.
Vài kinh nghiệm bản thân chia sẽ cùng ae, mong ae góp ý thêm. chúc anh chị em chạy xe luôn tốt!
Những kiểu mix quần jeans với áo sơ mi đẹp
Nếu như áo sơ mi đem lại cho bạn gái nét thanh lịch thì quần jeans lại thể hiện rõ nét năng động, cá tính và mạnh mẽ. Tùy từng hoàn cảnh, phong cách riêng của mỗi người mà bạn gái có sự kết hợp quần jeans và áo sơ mi thế nào cho đẹp mắt nhất.
Những người thành công thường có 10 thói quen này
Như câu danh ngôn của
Gandhi, luật sư nổi tiếng người Ấn Độ: “Niềm tin sẽ biến thành suy nghĩ, suy
nghĩ sẽ biến thành lời nói, lời nói sẽ biến thành hành động, hành động sẽ biến
thành thói quen, thói quen sẽ biến thành giá trị, giá trị sẽ biến thành số mệnh”,
nếu muốn thành công, hãy tạo cho mình những thói quen tốt ngay từ bây giờ.
Thực tế đã chứng minh
cho dù hoàn cảnh sống có khác nhau đi chăng nữa thì tất cả những nhà lãnh đạo
vĩ đại đều có chung những nguyên tắc giúp họ chạm tới đỉnh thành công.
Dưới đây là những thói
quen tốt, một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người thành công
mà chúng ta cần học hỏi:
1, Thức dậy sớm
Nghe lời mẹ thức dậy sớm
là điều sáng suốt. Từ Tim Cook, giám đốc điều hành Apple đến doanh nhân nổi
tiếng người Ấn Độ Indra Nooyi đều coi việc dậy sớm là một thói quen thường ngày
và tận dụng khoảng thời gian sau khi thức dậy để lên tinh thần cho cả ngày làm
việc phía trước, hoặc chỉ đơn giản đó là sở thích của họ.
Vì thế, bạn đừng ngạc
nhiên khi biết rằng Howard Schultz, giám đốc điều hành của Starbucks mỗi ngày
đều thức dậy vào 4 rưỡi sáng để dắt chó đi dạo nhé.
2, Đọc sách
Vẫn biết con người ai
cũng bận rộn với công việc nhưng nếu như cựu Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson hay
cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill còn dành ra thời gian đọc sách trong khi
vẫn đang bận rộn hoạch định tương lai đất nước thì tại sao chúng ta lại không
nhỉ? Tri thức là sức mạnh, và cách tốt nhất để tăng cường sức mạnh bản thân
chính là thông qua việc đọc sách báo.
Vào năm 2015, nhà sáng
lập Facebook Mark Zuckerberg đã đọc 2 cuốn sách mỗi tháng, từ tôn giáo đến khoa
học, chính trị và thậm chí còn thành lập một câu lạc bộ sách.
3, Tập thể dục
Một lần nữa, mẹ bạn lại
đúng. Cơ thể có khỏe mạnh thì trí óc mới có thể hoạt động tốt và tập trung cao
độ. Tổng thống Barack Obama dành ra 45 phút mỗi ngày, 6 ngày một tuần để tập
thể dục. Trong khi đó, Bill Gate chạy bộ trên máy còn Anna Wintour – tổng biên
tập tờ Vogue Mỹ chơi tennis để rèn luyện sức khỏe.
4, Lập kế hoạch làm việc
trong ngày
Để tránh không bị cuốn
vào vòng quay hối hả của công việc, bạn nên xá định rõ những mục tiêu cần thực
hiện trong ngày là gì. Hãy làm giống như Steve Jobs, tự hỏi bản thân mình
rằng: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng tôi được sống, liệu tôi có muốn
làm những điều tôi sắp làm trong ngày hôm nay không?”. Vị thiên tài của
Apple này cho biết, “nếu câu trả lời là “không” trong nhiều ngày liên
tiếp, tôi biết rằng bản thân cần thay đổi một điều gì đó”.
5, Nhận đánh giá từ
người khác
Nếu muốn thành công, bạn
cần phải học cách gạt niềm kiêu hãnh của mình sang một bên và chấp nhận những
lời phê bình từ người khác. Bạn có thể học cách mà Zuck tiếp nhận những lời chỉ
trích của dư luận, thậm chí là của các đối thủ cạnh tranh như thế nào.
Kể cả khi bạn có là ông
chủ đi nữa thì bạn vẫn có thể bị cấp dưới hay những người xa lạ phê phán.
6, Đừng giả vờ mình đang
bận rộn
Hãy dành thời gian cho
những người và việc thực sự quan trọng. Tỏ ra bận rộn chẳng làm bạn trở nên
quan trọng hơn chút nào đâu mà chỉ khiến cho bạn bị người ngoài đánh giá là
không biết cách quản lí thời gian mà thôi. Như Lão Tử, một vị triết gia Trung
quốc đã từng nói: “Thời gian do con người tạo ra, nếu nói rằng “tôi
không có thời gian” thì chẳng khác gì đang nói là “tôi không muốn””.
7, Học cách từ chối
Cũng quan trọng không
kém việc dành thời gian cho những người thực sự quan trọng, bạn cần học cách
“nói không” với những người không thực sự cần thiết.
Warren Buffett, vị “hiền
tài xứ Omaha” chia sẻ rằng: “Bạn không thể kiểm soát thời gian của bạn
nếu không biết cách từ chối người khác. Bạn không thể để người khác quyết định
việc bạn phải làm.”.
8, Thuê người có kĩ năng
vượt trội
Bạn không nên ôm hết tất
cả mọi công việc vào người hay áp đặt hiểu biết của mình lên mọi nhân viên. Hãy
thuê những nhân viên có kĩ năng hơn bạn để thực hiện những công việc trong
chuyên môn của họ. Tỷ phú Jack Ma nói rằng: “Một nhà lãnh đạo không nên
so sánh trình độ chuyên môn của mình với nhân viên. Các nhân viên của bạn cần
phải có trình độ cao hơn bạn. Nếu như nhân viên của bạn không có trình độ cao
hơn bạn, chứng tỏ bạn thuê nhầm người rồi”.
9, Làm từ thiện
Anne Frank, cô bé người
Do Thái nổi tiếng với quyển hồi kí xúc động được viết khi trốn quân đội Đức
quốc xã trong Thế chiến thứ hai từng viết “chẳng có ai trở nên nghèo đói khi
cho đi thứ gì đó cả”. Những người thành công thường dành thời gian để làm từ
thiện. Đây cũng là một việc làm tác động tích cực đến tâm trí.
Bill Gates đơn giản cho
rằng việc người giàu giúp đỡ người nghèo là một việc làm quan trọng.
10, Có một giấc ngủ ngon
Nên ngủ ít nhất 5 tiếng
một ngày. Mỗi ngày, Jeff Bezos, giám đốc điều hành của Amazon.com dành 7 tiếng
để ngủ và nhà sáng lập SpaceX Elon Musk dành ra 6 tiếng. Nếu bạn vẫn không tin,
hãy tìm hiểu thêm về chiến dịch tuyên truyền lợi ích giấc ngủ ngon đem lại do
Sheryl Sandberg, giám đốc tác nghiệp của Facebook và Arianna Huffington, nhà
sáng lập tờ báo điện tử Huffington Post mới khởi xướng.
Mọt Sách tổng hợp
Nếu mãi mà không giàu, hãy xem lại mình có 11 thói quen xấu này không
Mọt Sách07:17chia sẻ, làm giàu, lam mai khong giau, làm mãi không giàu, sự giàu có
Không có nhận xét nào
Sau đây là danh sách
các thói quen không tốt khiến con người khó thành công trong cuộc sống.
Giấc mơ sẽ chẳng bao giờ trở thành hiện thực nếu không biết mơ đúng cách
Mọt Sách07:13biến ước mơ thành hiện thực, chia sẻ, de giac mo thanh hien thuc, dream, giấc mơ
Không có nhận xét nào
Có những người chỉ dám mơ
trong lúc ngủ, khi thức dậy thì họ không dám mơ nữa mà cứ lầm lũi sống theo sự
đưa đẩy của cuộc đời.
Có người ngồi đó mơ giữa ban ngày, chỉ
giỏi ngồi đó ôm mơ mộng. Năm này qua năm khác họ vẫn cứ mơ những giấc mơ cũ kĩ
mà chẳng hành động để biến giấc mơ ấy thành sự thật, bởi họ nghĩ rằng: giấc mơ
chỉ là giấc mơ.
Những người “ngủ ngày” ấy
không thực sự sống, cả cuộc đời chỉ vùi trong những giấc ngủ dài mà chưa một
lần THỨC TỈNH để sống, để biến ước mơ thành hiện thực.
Và rồi, họ đều trở thành
những con người THẤT BẠI.
Giá mà họ ý thức và hiểu
biết hơn về giá trị của việc “mơ mộng” thì hữu ích biết chừng nào. Một trong
những điều làm nên sự khác biệt giữa người thành công và người thất bại là ở
cách họ mơ. Người thành công là người biết lắng tai nghe vài điều hữu ích vào
mỗi buổi sớm mai thức giấc, đọc vài điều tích cực trước khi đi ngủ. Đó là những
dưỡng chất để họ nuôi dưỡng ước mơ của đời mình…
Nói
cách khác, những người thành công chủ động trong những gì họ thu nạp và cài đặt
vào tiềm thức mình. Muốn biết 3 công cụ mà người thành công dùng để nắm quyền
năng cài đặt tiềm thức,
Hướng dẫn khắc phục tình trạng chết kênh hàng loạt trên youtube
YouTube không tự nhiên
xóa kênh của các bạn đi, phải có lý do nào đó, có điều đặc biệt rằng là tất cả
các bạn bị chết kênh đều vi phạm những chính sách về bản quyền hoặc nội dung vì
thế hướng khắc phục đầu tiên mà mình muốn bạn chấp nhận đó là hãy coi
việc chết kênh là chuyện bình thường bởi vì ngay cả bạn đã vi
phạm chính sách của chương trình rồi. Ngoài ra vấn đề Report lẫn nhau ở những
chủ đề HOT cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Để hạn chế chúng ta
khắc phục những yếu điểm sau khi YouTube và các Network cập nhật gửi mail thông
báo cho tất cả mọi người
·
Tiêu đề không chứa Full Episode, Full Movie…
·
Không đặt Tags trong phần mô tả
·
Nên đặt 4-6 từ khóa trong phần Tags
·
Một ngày nên Up 1-3 Video/ kênh
·
Nên làm Thumb riêng cho từng Videos, không gây hiểu nhầm.
·
Nên dùng một câu về sử dụng bản quyền hoặc Upload lại Video(Phần
này là phần quan trọng nhất)
Kinh nghiệm để tránh chết nhiều kênh
Dưới đây là một số kinh nghiệm do mình sưu tầm được và cũng qua cả trải nghiệm của mình, mình thì không làm theo số lượng lớn hay SPAM nên không bị chết kênh lan hay hàng loạt nhưng khổ thằng bạn thân nó làm nên tổng hợp lại và chia sẻ với các bạn.
·
Bạn có thể sử dụng trình duyệt ở chế độ ẩn danh(Chế độ không lưu
Cookie)
·
Xóa Java, Flash (Google sử dụng để theo dõi máy tính chúng ta)
·
Nên tự tạo Gmail, tự xác nhận không mua Gmail để tạo nhiều kênh
·
Sau khi tạo Gmail nên tạo đầy đủ Profile, Avatar và tăng tính
tương tác trên tài khoản
·
Nên tạo 1 kênh/ 1 Gmail
Đây là một số tiêu chí
và thủ thuật giúp các bạn có thể hạn chế được tình trạng chết kênh, thông
thường các bạn sẽ Spam từ khóa trong phần mô tả để tốt cho SEO nhưng
phần này không quan trọng, có thể nó tốt cho SEO hơn nhưng hãy theo luật của
YouTube và tối ưu các phần khác theo đúng tiêu chuẩn đó và việc thu lại thành
quả và không bị chết kênh nhiều là chuyện xứng đáng cho những người đúng luật.
Đối phó với trì hoãn
Trì hoãn là một căn bệnh thời đại. Bất cứ ai cũng có thể mắc phải, và chữa được hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức “con bệnh” và phương pháp mà “con bệnh” thực hiện. Ông bà ta có câu “thuốc đăng dã tật”, tuy nhiên chữa bệnh trì hoãn chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số đơn thuốc rất nhẹ nhàng và thú vị. Thử đối phó với trì hoãn xem nhé:
Bắt chính xác căn bệnh trì hoãn
Chắc bạn nghe đến từ này nhiều lần rồi phải không?
Không ai thích nó cả, bởi chỉ đứng riêng một mình thôi nó cũng mang một ý nghĩa rất tiêu cực. Nó có nghĩa là dời thời gian làm việc gì đó ra lâu hơn, không thực hiện một công việc mà bạn, trong kế hoạch đã sắp đặt là thực hiện vào khoảng thời gian nhất định.
Trì hoãn là phẩm chất của người thành công
Trì hoãn là một phẩm chất quan trọng của người thành công.
Người thành công luôn biết trì hoãn những giờ ngủ nướng buổi sáng để có được một ngày dài hơn cho những mục tiêu của mình.
Người thành công luôn biết trì hoãn những cuộc hẹn hò sau giờ làm để nán lại công ty giải quyết cho xong những việc còn tồn đọng.
Người thành công luôn biết trì hoãn sở thích đi café, xem phim hay vào spa thư giãn cuối tuần nếu có một khóa học cần thiết cho công việc và sự phát triển bản thân.
Người thành công luôn biết trì hoãn những thú vui trước mắt để dành thời gian tập trung vào những ước mơ và đam mê.
Người thành công luôn biết trì hoãn những nỗi buồn để mạnh mẽ bước qua và chinh phục những khó khăn, thử thách.
Hãy học phẩm chất trì hoãn từ những người thành công!
Mọt Sách tổng hợp
Đã ghé Quy Nhơn nhất định phải thử món bánh xèo tôm nhảy Mỹ Cang
Khách xa tới Quy Nhơn đều muốn thưởng thức bánh xèo tôm nhảy cho biết. Bánh xèo ở đâu cũng có, nhưng bánh xèo tôm nhảy ở Quy Nhơn ngon bởi tinh bột gạo nguyên chất, ngọt nhờ con tôm đất còn nhảy đành đạch
Đã ghé Quy Nhơn thì nhất định phải thưởng thức bánh xèo tôm nhảy.
Giới thiệu nữ DJ xinh đẹp Hằng Milk (Nguyễn Thúy Hằng)
DJ Hằng Milk với tên thật Nguyễn Thúy Hằng rất nổi tiếng ở Hoàng Triều Beer Club,King Space Beer Club,Gossip Club Singapore
Cùng xem qua những khung hình bốc lửa của DJ xinh đẹp Hằng Milk nhé
Cùng khám phá phố ẩm thực dưới chân cầu Trần Thị Lý
Mỗi lần trở về thăm lại thành phố Đà Nẵng thì tôi lại háo hức hơn bao giờ hết. Tôi mượn ngay chiếc xe máy của bố và cùng rủ thêm vài đứa bạn chạy dạo mát quanh thành phố Đà Nẵng với lũ bạn.
Bạn hãy chạy trên đoạn đường Trần Hưng Đạo và quẹo lên cầu trần Thị Lý, quẹo phải một chút xe ghé vào phố ẩm thực cực ngon.
12 lời khuyên bạn nên biết bởi lúc nào đó nó có thể cứu sống bạn
Có những điều mà bất cứ ai cũng biết như đừng bao giờ vừa lái xe vừa nhắn tin và nên dừng lại lăn tròn trên đất nếu bị bắt lửa.Tuy nhiên, đôi lúc cuộc sống dồn chúng ta vào những tình huống mà chúng ta không thể phản ứng nhanh, gọn gàng.
Về Đà Nẵng ăn gỏi cá Nam Ô
Mọt Sách06:47dac san da nang, dac san nam o, đặc sản đà nẵng, goi ca nam o, gỏi cá năm ô, gỏi cá năm ô cực ngon, món ngon năm ô, năm ô
Không có nhận xét nào
Nam Ô là một làng chài nằm ngay dưới chân đèo Hải Vân, thuộc phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, nơi từng nổi tiếng với nghề làm nước mắm đã có truyền thống lâu đời và còn được biết đến với món gỏi cá đã thành thương hiệu ẩm thực dân gian.
Món gỏi cá ăn kèm với nước mắm được chế biến, tỏi ớt, rau rừng. Ăn kèm với tí cánh nhẹ |
Cùng du lịch non nước Ngũ Hành Sơn - Ngày 15.6.2016
Đến với Đà Nẵng, thành phố yên bình và hiện đại, bạn hãy một lần viếng thăm cụm thắng cảnh Ngũ Hành Sơn tọa lạc tại địa chỉ 81 Huyền Trân Công Chúa- TP Đà Nẵng
Ngũ Hành Sơn được hình thành bởi quần thể năm ngọn núi Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ được “bao bọc” bởi rất nhiều huyền thoại khác nhau. Đây là một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên “sơn kỳ thủy tú”, huyền ảo thơ mộng mà tạo hóa đã ban tặng cho Đà Nẵng.
Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, trên một bãi cát mênh mông gần bờ biển, thuộc làng Hoà Khuê, ấp Sơn Thủy, huyện Hòa Vang nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn.
Cổng vào khu du lịch Ngũ Hành Sơn |
Nơi đây, các dấu ấn văn hoá - lịch sử còn in đậm trên mỗi công trình chùa, tháp đầu thế kỷ XIX, trên mỗi tác phẩm điêu khắc Chăm của thế kỷ XIV, XV. Những bút tích thi ca thời Lê, Trần còn in dấu trên các vách đá rêu phong trong các hang động.
Những di tích văn hoá - lịch sử như mộ mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ công chúa Ngọc Lan (em gái vua Minh Mạng), bút tích sắc phong quốc tự còn lưu giữ tại chùa Tam Thai của triều Nguyễn, đến các di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như: Địa đạo núi đá Chồng, hang Bà Tho, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ,… Tất cả chứng minh hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.
Chùa Tam Thai
Chùa Tam Thai tọa lạc trên ngọn Thủy Sơn - một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn thuộc quần thể danh thắng Non Nước - Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Là một ngôi chùa cổ (xây dựng năm 1930), được xem là quốc tự và di tích Phật giáo. Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây dựng lại chùa, năm 1827 cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn. Thời vua Minh Mạng có một công chúa (con vua Gia Long) đến xin xuất gia. Tương truyền vua đã thiết lập du cung ở đây để nghỉ ngơi và tham quan thắng cảnh Ngũ Hành Sơn.
Chánh điện thờ Phật Di Lặc bằng đồng lớn ngồi trên tòa sen, hai bên thờ tượng Quan Thánh và Bồ Tát. Chùa là nơi từng được quốc sư Hưng Liên trụ trì và đã truyền từ lúc khai sơn đến nay được 18 đời.
Chùa cũng là nơi có nhiều khách hàng hương thăm viếng, cầu Phật, đặc biệt là vào dịp lễ, Tết.
Tượng phật Thích Ca Mâu Ni |
Động Âm Phủ
Hệ thống hang động trong quần thể Ngũ Hành Sơn là cả một thế giới kỳ bí. Với sự kiến tạo độc đáo của thiên nhiên, động Âm Phủ được xem là một trong những hang động lớn và huyền bí nhất trong quần thể hang động ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn.
Động Âm Phủ có tên từ thời vua Minh Mạng (đầu thế kỷ 19), khi nhà vua vi hành đến ngọn núi này. Theo thuyết âm dương, trong đời sống con người và vạn vật luôn tồn tại hai mặt đối lập: có ngày phải có đêm, có sinh phải có tử. Vì thế, trên ngọn Thủy Sơn có đường lên trời thì dưới chân có động xuống Âm Phủ. Trong động Âm Phủ có nhiều truyền thuyết vừa thực, vừa ảo. Thực ở đây là con người ai cũng có một lần sinh và một lần tử, còn ảo ở đây là sự phân xử của tạo hóa về cái thiện và cái ác của kiếp con người.
Bởi thế, trong động Âm Phủ được chia làm hai ngách, đó là ngách lên trời và ngách xuống âm phủ. Âm phủ là thế giới của người chết. Theo giáo lý của đạo Phật, chết không phải là hết mà là sự chuyển tiếp để đầu thai về cảnh giới khác. Người tích thiện nhiều sẽ được siêu thoát, kẻ gây nên tội ác sẽ bị đọa đày. Thiện và ác đến đây sẽ được phân minh. Theo định luật âm ty, con người trước khi chết, các linh hồn phải qua chiếc cầu Âm Dương trên sông Nại Hà định mệnh.
Động Huyền Không
Nằm trong quần thể danh thắng Ngũ Hành Sơn, Huyền Không là một trong những động đẹp nhất, huyền ảo nhất, có giá trị tâm linh to lớn nhất. Động Huyền Không là một động lộ thiên, vòm hình tròn, nền bằng phẳng, trên vòm có 5 lỗ thông ra bên ngoài, ánh sáng tràn vào đây tạo một không khí huyền bí lung linh cho hang động.
Có chu vi khoảng 25m, Huyền Không động được bài trí khá đa dạng, ngay bậc cấp bước xuống động, hai bên là tượng của các vị Thiện và Ác như nhắc nhở con người phải luôn thánh thiện, từ bi hướng đến cõi sắc không của Phật.
Trên cao nhất là tượng Phật Thích Ca, được làm vào năm 1960 bởi nghệ nhân Nguyễn Chất, người nổi tiếng ở làng đá mỹ nghệ Non Nước. Bên dưới là bàn thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Bên trái động có đền thờ bà Ngọc Phi (bà Chúa Tiên), là nơi du khách đến cầu tài, cầu lộc; đền thờ bà Lồi Phi (Chúa Thượng Ngàn) được du khách đến cầu nguyện về sức khỏe và sự bình an.
Sâu bên phải là đền Trang Nghiêm Tự cổ kính được xây dựng năm 1825, gồm ba gian. Gian chính thờ Phật Quan Âm, bên trái thờ 3 vị Thánh (gồm Quan Công, Quan Bình và Châu Xương) tượng trưng cho đức độ, trí dũng và lòng trung thành. Đặc biệt, gian bên phải thờ Ông Tơ, Bà Nguyệt, nơi các đôi trai gái đến cầu duyên, mong được Nguyệt Lão buộc sợi chỉ hồng trăm năm hạnh phúc.
Quanh vòm động có nhiều nhiễu đá bám vào vách tạo nên những hình thù lạ, đó là khuôn mặt ông già nhìn nghiêng, là hình con chim hạc hay đà điểu, hình hai đầu voi với chiếc vòi thả xuống, là con cò cùng chiếc mỏ dài nhọn ép vào vách động…
Động Vân Thông
Động Vân Thông nằm gọn trong lòng núi, hình tròn như đường ống chếch lên phía ngọn núi. Trong động có một tấm bia cổ, khắc 3 chữ “Ngũ Uẩn Sơn”, giữa động có một tượng Phật rất lớn. Sau lưng là đường đi lên động, càng vào sâu càng hẹp và hướng lên đỉnh núi, phải bám vào các tảng đá mới lên được. Cuối động là miệng thông ra ngoài to bằng cái nong (đường kính khoảng hơn 1m). Ánh sáng từ đỉnh dọi vào trong động, tạo ánh hào quang rực rỡ.
Ở động Quan Âm, nhiều thạch nhũ tạo ra những bức tượng Phật rất độc đáo, trong đó, khối thạch nhũ tạo thành tượng Quán Thế Âm Bồ Tát hoàn hảo, đẹp hơn bất cứ pho tượng nào do thợ điêu khắc tạc nên. Cuối động là hồ nước mát trong, lạnh ngọt quanh năm, được gọi là hồ nước Cam lồ. Trên những vách đá rêu phong, du khách đến đây còn có thể tìm thấy những bút tích đề thơ, vịnh cảnh của các thi nhân từ thời Trần, Lê…
Đặc biệt, đứng ở Vọng Giang Đài trên ngọn Thủy Sơn, có thể nhìn con sông Trường Giang chảy xanh biếc, phóng tầm mắt bao quát phong cảnh và khám phá những hang động nổi tiếng.
Ngũ Hành Sơn được ví như hòn non bộ khổng lồ giữa lòng thành phố Đà Nẵng. Cùng với Bà Nà, Sơn Trà, nơi đây được xem là điểm dừng chân hấp dẫn đối với khách du lịch mỗi khi đến với miền Trung trên hành trình khám phá các di sản thế giới.
Một số hình ảnh khác:
Một số hình ảnh khác:
Bên cảnh phải của chùa Tam Thai có thờ một pho tượng phật Thích Ca lớn và các bức phù điêu thể hiện sự sinh ra và lớn lên, cũng như miêu tả cuộc đời truyền đạo của phật thích ca mâu ni
Bản quyền bài viết và hình ảnh thuộc về Mọt Sách
Ho Hoang Tu
http://motsach2016.blogspot.com/Ho Hoang Tu
Email: hohoangtu2016@gmail.com