Một cách nhìn khác để lên ý tưởng, triển khai và quản lý công việc kinh doanh online và offline nhanh gọn lẹ trong 1 bài post 5000 chữ nhé !
Dành cho ai ?
- Dành cho những người đang kd online nhưng lại không biết mặt mũi cơ nghiệp của mình nó thế nào !
- Danh cho những người muốn triển khai ý tưởng kinh doanh mới trên online một cách nhẹ nhàng !
- Dành cho những người muốn bắt đầu kinh doanh online mà chẳng biết phải bắt đầu như thế nào !
- Dành cho những người muốn tìm hiểu, phân tích một doanh nghiệp nào đó mà trên tay có mỗi 1 tờ giấy A4 !
- Dành cho người rảnh rỗi và nghĩ rằng có một ngày nào đó sẽ đụng tới kinh doanh. ^^
Thì lượn vào đây đọc, bạn có thể like, comment, share hay không cũng được.
Giang thích thì cứ viết và share hết trên đây luôn.
Hoặc nếu muốn thì bạn vào link sau mà tải ebook về để đọc và sử dụng dần nhé:
>>> https://goo.gl/RRsMFc <<<
Và, để hiểu dễ hơn những gì Giang nói trong nội dung này, thì bạn cần phải tải hình ảnh tờ giấy A4 đã có sẵn mô hình cho dễ hình dung và dùng dần dần luôn nhé:
>>> http://goo.gl/PA9Jsk <<<
********************Lời mở đầu********************
Giang được biết đến cách trình bày toàn bộ kế hoạch kinh doanh trên 1 tờ giấy A4 này từ một khóa học khởi nghiệp thông minh và tinh gọn. Nơi mà những người tham gia thuộc đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi và nghề nghiệp, sản phẩm / dịch vụ khác nhau.
Và kể từ khi biết đến cách trình bày, cách nhìn này thì việc thể hiện kế hoạch kinh doanh, mô hình kinh doanh của mình trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Từ đó thì việc thực hiện cũng như kiểm soát khách hàng, đơn hàng, đối tác, nguồn thu nhập cũng như nguồn chi cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Sau khi hướng dẫn cho nhiều người bạn về cách trình bày này và nhận thấy nhiều thay đổi tích cực trong công việc kinh doanh nên mình nghĩ có thể ngoài kia cũng còn rất rất nhiều người cần đến nó. Như ban chẳng hạn.
Việc thực hiện lần đầu tiên bao giờ cũng sẽ là khó nhất, giống như lần đầu tập đi vậy. Nhưng không sao, khi bạn đã quen rồi thì bạn có thể hình dung ra rất nhanh mô hình và kế hoạch kinh doanh của mình cũng như nhìn vào những công ty, doanh nghiệp khác để học hỏi.
Ngoài ra bạn cũng có thể dễ dàng trình bày, chia sẻ cho những người khác từ nhân viên, đôi nhóm đến những đối tác của bạn.
Giờ thì bắt đầu cùng mình nhé.
************************************************************
Phần 1: Phân tích môi trường
Biết người biết ta thì trăm trận trăm thắng, hiểu rõ nơi bạn sẽ tìm thấy khách hàng nó thuận lợi hay khó khăn như thế nào vô cùng quan trọng. Bởi khi đó bạn sẽ biết được mình phải chuẩn bị hành trang là những gì để có thể tiến đến phía trước gặp khách hàng.
Và khi hiểu rõ mình hơn, từng điểm mạnh, điểm yếu để phát huy hay tìm cách cải thiện thì kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ càng yên tâm và chắc ăn hơn rất nhiều.
Đây là mô hình SWOT với 4 yếu tố:
>>>>> Bước 1 – Hình dung
Trước tiên bạn hãy làm cho đầu óc mình thoải mái, tốt nhất nên là một nơi yên tĩnh, và tốt hơn nữa là có cả đội nhóm của mình.
Nghĩ về khách hàng, về vấn đề của họ và mọi thứ xoay quanh điều này …
>>>>> Bước 2 - Liệt kê và mô tả 4 yếu tố
Dùng mặt giấy A4 đầu tiên và kẻ 2 đường dọc ngang rồi ghi ra 4 yếu tố, rồi liệt kê ra. Bạn có thể bổ sung dần dần khi mọi thứ thay đổi.
Yếu tố 1 - Điểm mạnh
Điểm mạnh là những tố chất nổi trội, những lợi thế cạnh tranh, những giá trị cố lõi của bạn. Ví dụ:
Trình độ chuyên môn
Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác
Nền tảng giáo dục tốt
Có mối quan hệ rộng và vững chắc
Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
Có khả năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc
Khác …
Yếu tố 2 - Điểm yếu
Điểm yếu là những mặt còn hạn chế của bạn, những kỹ năng, chuyên môn mà bạn chưa vững. Ví dụ:
Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.
Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
Hạn chế về các mối quan hệ.
Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.
Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.
Sức khỏe.
Khác …
Yếu tố 3 - Cơ hội
Cơ hội là những lợi ích, những thị trường ngách, những nhu cầu mới phát sinh, những chính sách hay điều kiện tự nhiên / xã hội nào đó có lợi cho mình. Ví dụ:
Các xu hướng triển vọng.
Nền kinh tế phát triển bùng nổ.
Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.
Một dự án đầy hứa hẹn được giao phó.
Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới.
Sự xuất hiện của công nghệ mới.
Những chính sách mới được áp dụng.
Khác …
Yếu tố 4 - Thách thức
Thách thức là các trở ngại, khó khăn hay các nguy cơ có thể sắp hoặc đang xảy ra gây cản trở, ảnh hưởng không tốt tới bạn. Ví dụ
Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.
Những áp lực khi thị trường biến động.
Một số kỹ năng trở nên lỗi thời.
Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.
Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân.
Pháp lý, pháp luật.
Đối thủ mới, cũ.
Khác …
>>>>> Bước 3 – Hình dung ra con đường kinh doanh của bạn
Sau khi đã hiểu bốn yếu tố và liệt kê ra. Bây giờ bạn hãy hình dung kế hoạch ứng phó để khai thác tối đa lợi thế và điểm mạnh, đồng thời giảm thiểu thách thức và điểm yếu của mình như thế nào.
Ví dụ:
Bạn sẽ dùng điểm mạnh của mình như thế nào để khai thác tối đa cơ hội đang xuất hiện cũng nhưng hạn chế ảnh hưởng từ thách thức.
Bạn sẽ dùng cơ hội đến với mình như thế nào để cải tiến điểm yếu cũng như giảm thiểu ảnh hưởng của thách thức lên mình, nhất là ảnh hưởng lên điểm yếu.
Giờ sẽ qua phần 2, lên kế hoạch và trình bày mô hình ra mặt giấy A4 còn lại.
Hay hiểu đơn giản đó là bạn sẽ vẽ ra con đường để đi đến khách hàng như thế nào cho đơn giản và hiệu quả.
************************************************************************
Phần 2: Kế hoạch / mô hình kinh doanh của mình
>>>>> Bước 1: Hình dung rõ ràng
Hãy hình dung về dự án, kế hoạch hoặc toàn bộ công việc kinh doanh của mình. Nếu bạn làm theo nhóm thì nên tập hợp cả nhóm lại để cùng trao đổi và bổ sung cho nhau.
>>>>> Bước 2: Xác định và mô tả
Để thể hiện đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu nhất các yếu tố cơ bản trong 1 công việc kinh doanh mà bạn sẽ gặp phải. Bao gồm 9 yếu tố.
>>>>> Bước 3: Liệt kê 9 yếu tố
Liệt kê ra các yếu tố và đưa lên bản giấy A4 cho dễ nhìn, dễ hiểu
Yếu tố 1 - Customer Segments / Phân khúc khách hàng
Yếu tố 2 - Value Propositions / Giải pháp giá trị
Yếu tố 3 - Channels / Các kênh phân phối
Yếu tố 4 - Customer Relationships / Các kênh chăm sóc
Yếu tố 5 - Revenue Streams / Dòng doanh thu
Yếu tố 6 - Key Activities / Hoạt động chính
Yếu tố 7 - Key Resources / Nguồn lực chính
Yếu tố 8 - Key Partners / Đối tác chính
Yếu tố 9 - Cost Structures / Cơ cấu chi phí
Bạn tải file ảnh bảng mẫu The Business Model Canvas ( gọi tiếng Việt là Mô hình kinh doanh Canvas hay Tạo lập mô hình kinh doanh ) để in ra và ghi hoặc tải file excel mẫu để điền vào tại:
>>> http://goo.gl/PA9Jsk <<<
Và bạn đọc tiếp hiểu 9 yếu tố trong mô hình và điền vào nhé.
Có 2 cách để bạn có thể ghi ra nội dung:
1 – In hoặc vẽ lên tờ giấy A4 rồi sau đó bạn điền vào theo hướng dẫn.
2 – Làm trực tiếp trên file excel trên máy tính để có thể đem đi khắp mọi nơi.
Yếu tố 1 - Customer Segments / Phân khúc khách hàng
Phân khúc khách hàng mà công ty nhắm tới là gì?
+ Thị trường đại chúng (mass market)
+ Thị trường ngách (niche market)
+ Khách hàng doanh nghiệp (B2B)
+ Khách hàng cá nhân (B2C )
+ …
Việc xác định được phân khúc khách hàng mục tiêu kèm theo các vấn đề mà họ gặp phải là một trong những quyết định đầu tiên mà bạn phải xác định để biết cách chọn lọc và phân bổ nguồn lực tốt nhất của mình trong kinh doanh và hoạt động.
Bạn hãy xác định khách hàng mục tiêu của mình càng chi tiết càng tốt.
+ Họ là ai ?
+ Họ ở đâu ?
+ Họ đang gặp những vấn đề gì ?
+ Tại sao họ lại gặp những vấn đề đó ?
+ Khi nào thì họ sẽ cần chúng ta ?
+ …
Yếu tố 2 - Value Propositions / Giải pháp giá trị
Bạn đã, đang và sẽ cung cấp những giá trị / giải pháp gì thông qua sản phẩm / dịch vụ của mình cho các vấn đề của từng vấn đề của từng nhóm khách hàng.
Hãy nhớ, dù giải pháp của bạn là gì thì cũng xoay quanh hai mục tiêu chính là làm cho khách hàng ĐỠ ĐAU KHỔ HƠN hoặc SUNG SƯỚNG HƠN, còn nếu họ chẳng có chút tác động gì hay ngược lại hai mục tiêu trên thì bạn hãy xem lại nhé.
Hãy tập trung vào vấn đề của khách hàng càng nhiều, càng sâu càng tốt, khi đó giải pháp của bạn sẽ càng được tôi ưu và phù hợp với họ.
Yếu tố 3 - Channels / Các kênh phân phối
Bạn sẽ dùng kênh phân phối nào để tiếp cận khách hàng, để cung cấp sản phẩm / dịch vụ của mình đến khách hàng.
+ Online / Offline
+ Bán sỉ / Bán lẻ
+ Trực tiếp / Gián tiếp
Khách hàng của bạn ở đâu thì bạn có thể tìm đươc cách tiếp cận với họ thông qua những kênh tương ứng. Càng hiểu rõ thói quen, hành vi của khách hàng bao nhiêu thì bạn sẽ càng dễ dàng tiếp cận được họ bấy nhiêu.
Yếu tố 4 - Customer Relationships / Các kênh chăm sóc
Chỉ có hiểu rõ khách hàng và tương tác thường xuyên mới tạo được mối thân tình với khách hàng, từ đó bạn sẽ nâng cấp được sản phẩm và đem đến được nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Từng bước như vậy xây dựng và tăng cường quan hệ với khách hàng.
+ Kênh online: Facebook, Email, Website, Ứng dụng, ..
+ Kênh offline: Tư vấn trực tiếp, Điện thoại, Gửi thư, …
Một trong những yếu tố then chốt để những công ty nhỏ và siêu nhỏ chiến thắng các công ty, tập đoàn lớn là do họ rất rất thân thiết với khách hàng, nhờ vậy họ sẽ linh hoạt hơn rất nhiều, gia tăng giá trị hơn rất nhiều và được khách hàng yêu mếm hơn rất nhiều.
Yếu tố 5 - Revenue Streams / Dòng doanh thu
Khi cung cấp các sản phẩm đến cho khách hàng của bạn thì bạn đã xác định được mình sẽ dòng doanh thu, nguồn tiền nào từ khách hàng thông qua sản phẩm / dịch vụ như thế nào ?
+ FREE
+ Rẻ
+ Trung bình
+ Cao
+ Hoa hồng
+ Liên kết / hợp tác
+ Thu phí hàng kỳ
+ …
Mỗi khách hàng sẽ có nhiều tầng nhu cầu khác nhau, tương ứng chúng ta cũng sẽ đem đến họ nhiều giải pháp / giá trị khác nhau. Và tùy theo mục đích thì cũng sẽ có nhiều mức độ doanh thu khác nhau.
Cái này Giang có nhắc đến trong Phễu bán hàng của cuốn ebook “ Bí kíp kinh doanh online từ A-Z”, cách để phân tầng nhu cầu khách hàng và giải pháp của mình để từ đó làm cho khách hàng càng vào sâu sẽ càng sung sướng và doanh thu / lợi nhuận cũng gia tăng theo.
Yếu tố 6 - Key Activities / Hoạt động chính
Mỗi người, mỗi tổ chức thường sẽ có những giá trị cốt lõi, những điểm mạnh, lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ hoặc trong toàn bộ các hoạt động kinh doanh thì sẽ có những hoạt động tạo ra nhiều giá trị và những hoạt động tạo ra ít giá trị thì bạn sẽ xác định chính xác các hoạt chính mà mình và đội nhóm sẽ tập trung vào mạnh.
Còn các hoạt động thông thường khác thì cứ out source / thuê ngoài hoặc để nhân viên làm chẳng hạn.
Tập trung là sức mạnh và khi bạn tập trung vào điểm mạnh thì nó sẽ càng gia tăng giá trị cho khách hàng và khoảng cách càng lớn với các đối thủ khác.
Yếu tố 7 - Key Resources / Nguồn lực chính
Để tạo nên được lợi thế cạnh tranh, thực hiện được điểm mạnh của bạn, công việc kinh doanh của bạn thì bạn cần những nguồn lực chính nào ?
+ Tài sản hữu hình như nhà máy, thiết bị,…
+ Tài sản vô hình như thương hiệu, công thức chế biến, tài sản trí tuệ các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, …
+ Tài sản khác
Bạn chỉ cần phải tập trung xây dựng, quản lý, phát huy những giá trị của các nguồn lực chính để tạo ra các lợi thế, giá trị cốt lõi dựa trên các hoạt động chính của bạn mà thôi.
Còn những nguồn lực khác thì bạn hoàn toàn có thể thuê ngoài cho dù là máy móc thiết bị, là con người, là công nghệ, là gì đi nữa.
Yếu tố 8 - Key Partners / Đối tác chính
Bạn không thể nào làm hết tất cả các hoạt động kinh doanh từ A đến Z được, vì vậy sẽ cần những đối tác, những đơn vị có thể hỗ trợ bạn rất rất nhiều như
+ Đơn vị quảng cáo tìm khách hàng: Google, Facebook
+ Đơn vị vận chuyển
+ Hệ thống đại lý, chi nhánh
+ Nguồn hàng, nguồn nguyên liệu
+ …
Để hỗ trợ bạn tạo ra các giá trị, giải pháp để đem đến cho khách hàng thì những đối tác chính này rất quan trọng họ cũng sẽ có những hoạt động chính của họ, những điểm mạnh của họ. Và nhờ việc kết hợp này công việc của bạn sẽ nhẹ nhàng đi rất là nhiều.
Đừng bao giờ ôm hết và mình, hãy học cách chia nó ra và chọn lấy những cái tinh túy nhất, tạo ra nhiều giá trị nhất để giữ lại cho mình thực hiện. Còn những thứ khác hãy để cho đối tác của bạn và những người khác làm, có như vậy bạn mới dễ dàng phát triển và vươn lên mạnh mẽ được.
Yếu tố 9 - Cost Structures / Cơ cấu chi phí
Để vận hành tạo ra giá trị / giải pháp và thực hiện các hoạt động cốt lõi với các nguồn lực của bạn, kết hợp với các đối tác để đem sản phẩm đến với khách hàng, chăm sóc và gia tăng giá trị cho bạn thì sẽ cần những loại chi phí gì ?
+ Chi phí cố định: là các chi phí mà bạn dù có bán được sản phẩm nào hay không cũng phải chi như nhân sự, văn phòng, chi phí marketing, …
+ Chi phí biến đổi: là các chi phí mà bạn sẽ phải chi khi nào có đơn hàng như chi phí sản xuất, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển,…
Mỗi yếu tố đều quan trọng và đều tác động đến các yếu tố còn lại, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của bạn.
Sẽ rất nguy hiểm nếu phát sinh những chi phí mà bạn không lường trước được, nhất là khi lượng vốn của bạn rất ít. hãy lên kế hoạch dự phòng những khoản chi phí bạn sẽ phải chi và hàng tuần hàng tháng so sánh lại xem có đúng là để chỉ những khoản đó và bao nhiêu đó tiền hay không.
Nếu hoạt động kinh doanh của bạn ổn định thì tất nhiên các khoản chi phí phát sinh cũng sẽ tương đối ổn định và bạn hoàn toàn có thể dự phòng được. Khi những khoản chi phí này không còn là vấn đề bận tâm của bạn nữa thì bạn sẽ hoàn toàn thoải mái thời gian công sức để tập trung vào những việc chính tạo ra nhiều giá trị hơn.
Mô hình tham khảo
1 - Mô hình kinh doanh của Google:
*** Khách hàng mục tiêu
+ Người sử dụng Internet
+ Những người chạy quảng cáo những người liên kết quảng cáo
+ Những người lập trình
+ Các doanh nghiệp.
*** Giải pháp / Giá trị
+ Với các khách hàng là người dùng internet thì họ cung cấp công cụ tìm kiếm, email, mạng xã hội Google +,...
+ Để rồi những người chạy quảng cáo, liên kết quảng cáo tiếp cận với những người khách hàng của Google theo quảng cáo tìm kiếm, hiển thị.
+ Họ nền tảng để giúp những người lập trình tạo ra phần mềm ứng dụng để kinh doanh với nó trên Android, Chorme.
+ Họ có hệ thống lưu trữ, ứng dụng cho các khách hàng khác là doanh nghiệp.
*** Kênh phân phối
+ Thông qua các đơn vị hỗ trợ bán hàng khác thế giới
*** Kênh chăm sóc
+ Bất cứ kênh nào có thể vào mạng lưới tài khoản liên kết
*** Nguồn thu nhập
+ Với khách hàng tìm kiếm thì miễn phí hoàn toàn
+ Họ lấy tiền của những người chạy quảng cáo cho chị một phần cho các đối tác liên kết quảng cáo
+ Họ bán các sản phẩm cho các doanh nghiệp về vận hành kinh doanh online
*** Hoạt động chính
+ Họ tập chung vào phát triển các sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm có sẵn
*** Nguồn lực chính
+ Hệ thống dữ liệu, thương hiệu
*** Đối tác chính
+ Các đối tác bán hàng
+ Những người phát triển phần mềm ứng dụng
*** Cơ cấu chi phí
+ Tạo ra dòng khách hàng tìm kiếm
+ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
+ Hệ thống dữ liệu
2 - Mô hình kinh doanh của Facebook:
*** Khách hàng mục tiêu
+ Những khách hàng sử dụng internet
+ Những người quảng cáo
+ Những người lập trình
*** Giải pháp / Giá trị
+ Với khách hàng dùng Internet thì Facebook giúp họ kết nối với bạn bè phát triển bản thân học tập khám phá
+ Với khách hàng là người quảng cáo thì Facebook giúp họ tìm kiếm kết nối với khách hàng nhiều hơn cho sản phẩm dịch vụ của mình.
+ Với khách hàng là những người lập trình thì Facebook giúp họ hiểu khách hàng hơn và tạo ra được nhiều sản phẩm giá trị cho khách hàng hơn kèm theo cân thanh toán.
*** Kênh phân phối
+ Với khách hàng thông thường thì qua website và ứng dụng điện thoại
+ Với khách hàng quảng cáo thì sẽ có một cái trang riêng cho quản lý quảng cáo
+ Với khách hàng lập trình thì sẽ có cái công cụ hỗ trợ lập trình riêng
*** Kênh chăm sóc
+ Với khách hàng dùng thông thường họ chăm sóc trên các kênh mà khách hàng đang sử dụng
+ Với khách hàng quảng cáo thì sẽ có những đơn vị là đội nhóm, đối tác hỗ trợ chăm sóc
*** Nguồn thu nhập
+ Với khách hàng dùng Internet thông thường thì miễn phí hoàn toàn
+ Với khách hàng quảng cáo thì chính là ngân sách họ chạy quảng cáo
+ Với khách hàng là những người lập trình thì họ cùng chia tiền với họ
*** Hoạt động chính
+ Xây lên các ứng dụng nền tảng để phát triển
+ Quản lý hệ thống dữ liệu trung tâm
*** Nguồn lực chính
+ Nền tảng Facebook
+ Hạ tầng công nghệ thông tin
*** Đối tác chính
+ Những tạo ra nội dung tin tức, Âm Nhạc, phim ảnh, chương trình truyền hình,...
*** Cơ cấu chi phí
+ Quản lý hệ thống dữ liệu
+ Marketing và bán hàng
+ Nghiên cứu và phát triển
+ Quản trị toàn diện
Bước 4: Vận hành và điều chỉnh
Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn đang là ý tưởng và bạn trình bày ra thì sau khi liệt kê ra 9 yếu tố và đưa vào thì bạn hãy thử vận hành.
Xem với những khách hàng mục tiêu đó bạn chọn kênh phân phối, chăm sóc đã phù hợp chưa ?
Sản phẩm của bạn có thể đáp ứng, giải quyết được các vấn đề của khách hàng chưa ?
Rồi cách bạn tạo ra doanh thu có thể vận hành ổn chưa ?
Tương tư như thế thì để tạo ra sản phẩm thì những hoạt động chính của bạn, nguồn lực chính của bạn kết hợp với các đối tác chính của bạn vận hành như thế nào ?
Mức độ ổn định chất lượng khi quy mô nhỏ và lớn như thế nào ?
Và để vận hành toàn bộ mô hình kinh doanh đó thì bạn sẽ tốn những chi phí nào, bạn đã lường hết chưa ?
Nếu bạn đã và đang kinh doanh thì đây là cách đơn giản để bạn nhìn lại cả mô hình kinh doanh của mình xem các yếu tố kết hợp với nhau nhuần nhuyễn chưa ?
Có phát sinh hay tắc kẹt ở chỗ nào không ?
Hay bạn có thể gia tăng, phát triển nó lên như thế nào để khách hàng hạnh phúc hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn, doanh thu nhiều hơn, chi phí được tối ưu hơn, …
Cứ như vậy, từng bước bạn sẽ hoàn thiện kế hoạch kinh doanh và mô hình kinh doanh của mình dù bạn chọn kinh doanh online hay offline đều được.
Mỗi khi có dự án mới, một ý tưởng mới thì bạn lại dễ dàng phác thảo và trình bày ra với mô hình Business Model Canvas này xem tính khả thi và hoàn thiện nó.
Nếu sợ bài viết bị trôi mất thì bạn vào link sau mà tải ebook về để đọc và sử dụng dần nhé:
>>> https://goo.gl/RRsMFc <<<
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.