Ikaris. Sersi. Thena. Tên gọi của các Eternal ngày nay đã thay đổi so với tên gọi của họ trong quá khứ. Vậy nguồn gốc của những tên gọi này là gì?
------------------------------------------------
Đầu tiên thì hãy cùng bắt đầu với Thena. Khi nền văn minh Hy Lạp đang bắt đầu trở nên lớn mạnh, các vị thần đỉnh Olympus đã muốn được tôn thờ, và thế là họ chạy sang đỉnh núi Olympia của các Eternal. Hai cha con thần Zeus và Athena đã đến gặp hai cha con Eternal Zuras và Azura, nhằm đề nghị các Eternal trở thành đại diện cho các thần Hy Lạp tại Trái Đất. Thế là Azura đã đổi tên thành Thena, trở thành đại diện của Athena.
(Tuy nhiên thì sau này, các vị thần Hy Lạp đã khó chịu vì dân Trái Đất thường xuyên nhầm lẫn Eternals là các thần chứ không phải đại diện của họ, vì thế, từng có một cuộc xung đột xảy ra giữa các vị thần và Eternals).
------------------------------------------------
Nhắc đến thần thoại Hy Lạp thì phải nhắc đến Ikaris. Ở thời Hy Lạp cổ đại, Ikaris mang một tên gọi khác.
Anh lên đảo Crete, lấy vợ và có con trai là Icarus. Khi Ikaris đi chiến đấu với Deviants, Icarus vì nhớ cha nên đã mang đôi cánh (được chế tạo bởi hai Eternal Makkari và Phastos) để bay đi tìm Ikaris, nhưng vì bay cao quá nên đã ngất đi và rơi xuống biển. Ikaris đã lấy tên Icarus làm tên mình để tưởng nhớ đến con trai, và câu chuyện này đã tạo cảm hứng cho câu chuyện về Icarus trong thần thoại Hy Lạp.
------------------------------------------------
Như đã nói ở trên thì rất nhiều Eternal bị nhầm lẫn với những vị thần mà họ đại diện, và một số đã trở thành những nhân vật trong thần thoại của người dân Trái Đất. Tương tự Thena, chúng ta có Ajak khi tham gia Cuộc chiến thành Troia đã bị nhầm lẫn với Ajax trong thần thoại Hy Lạp. Sersi cũng chính là Circe trong thần thoại Hy Lạp.
Makkari bị dân La Mã nhầm với thần Mercury, còn Phastos thì bị dân Hy Lạp nhầm với thần Hephaestus. Còn Eternal thường được biết đến là The Forgotten One thì lấy tên là Gilgamesh khi làm vua ở Uruk (Gilgamesh là một vị vua cổ đại ở khu vực Lưỡng Hà, và cũng là nhân vật chính trong Sử thi Gilgamesh).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.